Tin mới

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Thông tin về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng

Nâng khớp cắn trong niềng răng là lỹ thuật chỉnh hình răng được nhiều nha khoa ứng dụng để giúp quá trình điều trị thẩm mỹ thuận lợi hơn. Vậy, nâng khớp cắn là gì? Khi nào cần nâng khớp cắn? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây. 

Nâng khớp cắn trong niềng răng để làm gì?

Nâng khớp cắn là giải pháp được thực hiện song song với quá trình đeo mắc cài chỉnh nha. Nâng khớp cắn bao gồm việc đặt các bệ bằng vật liệu tổng hợp lên các răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa, chúng tiếp xúc vào bề mặt của khớp cắn với mục đích ngăn hai hàm va đập. 

Có nhiều lý do để thực hiện nâng khớp cắn trong niềng răng, nhưng chủ yếu vẫn là để giảm áp lực hàm dưới phải chịu do các khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo. Trong trường hợp nghiêm trọng, áp lực này có thể làm hư hại cho gọng niềng răng men răng. 
Thông tin về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng-1
Nâng khớp cắn trong niềng răng


Khi nào cần nâng khớp cắn trong niềng răng?

Là phương pháp https://cutt.ly/BwWRFhkb bổ trợ cho việc đeo niềng răng mắc cài, nâng khớp cắn giúp mở khớp hàm, thúc đẩy sự dịch chuyển của các răng, rút gọn thời gian chỉnh nha. Nên sẽ được áp dụng khi:

- Khớp cắn sâu: Khớp cắn sâu là khuyết điểm sai khớp cắn phổ biến ở người lớn, gây mất đối xứng giữa hai hàm. Dấu hiệu nhận biết cơ bản của khớp cắn sâu là tình trạng các răng cửa hàm trên bao gọn các răng cửa của hàm dưới. Khớp cắn sâu gây khó chịu  cho người niềng răng khi 2 hàm cắn lại, vì vậy việc đục các cục nâng khớp cắn sẽ giảm bớt áp lực của hàm trên. 

- Khớp cắn chéo: Dấu hiệu thể hiện rõ rệt nhất là việc các nhóm răng hàm trên dưới bị xô lệch, không đối xứng. Bên cạnh đó, nếu từ chóp mũi xuống khe giữa 2 răng cửa không tạo thành một đường thẳng, bị gấp khúc cũng là một biểu hiện của khớp cắn chéo.

Bệ nâng khớp cắn trong niềng răng thường có màu kim loại hoặc màu trắng đục để thuận tiện cho việc tháo bỏ về sau. Bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí các bệ sao cho người đối diện khó có thể nhìn thấy được. Tùy từng trường hợp mà việc nâng khớp cắn sẽ có khoảng thời gian khác nhau, thông thường là kéo dài từ 3-12 tháng. Trong quá trình niềng răng, khi khớp cắn được thay đổi đúng yêu cầu của bác sĩ thì các bệ sẽ được tháo bỏ. 
Thông tin về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng-2
Nâng khớp cắn trong trường hợp khớp cắn sâu*


Lưu ý khi nâng khớp cắn trong niềng răng 

- Trong thời gian nâng khớp cắn, có thể dùng thuốc chống viêm để hỗ trợ người bệnh trong quá trình thích nghi với các bện trong hàm. 

- Hạn chế dùng thực phẩm cứng, dẻo, khó ăn nhai, có đường cao. 

- Điều trị nâng khớp cắn trong niềng răng cần phải giữ vệ sinh răng miệng. Sau mỗi lần ăn nên đánh răng và súc miệng diệt khuẩn.

- Khi đeo nâng khớp cắn, răng cửa của hai hàm khi cắn lại có thể hoàn toàn không chạm nhau. Theo các nha sĩ điều này không có gì bất bình thường. Bệnh nhân chỉ cần 1 thời gian ngắn là có thể thích nghi hoàn toàn.

- Nên kiểm tra các bệ nâng hàm mỗi ngày để tránh trường hợp bệ bị lệch hoặc rớt ra khỏi vị trí. 

Nâng khớp cắn trong niềng răng không phức tạp nếu như bạn lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện những bất thường nên đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám. 

Ngavvt
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Thông tin về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top